Vắc-Xin Cúm Trong Thai Kỳ


Mỗi năm, hàng ngàn người mang thai phải nhập viện do biến chứng cúm, chiếm 24 đến 34% tổng số ca nhập viện liên quan đến cúm ở Hoa Kỳ.


Tại sao con số này lại cao đến vậy?

Mang thai gây ra những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, phổi và tim khiến người mang thai khi mắc cúm dễ dẫn đến bệnh lý nặng hơn. Bị cúm khi đang mang thai có thể dẫn đến những bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi và gây ra các vấn đề khi mang thai như sinh non. 

Chích ngừa cúm là cách tốt nhất để chống lại bệnh cúm. Rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi và tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh là các biện pháp phòng ngừa hữu ích, nhưng chỉ có biện pháp chích ngừa cúm đã được kiểm chứng là làm giảm tới 40% nguy cơ mắc bệnh cúm.

Chích ngừa cúm khi mang thai cũng giúp bảo vệ em bé sau khi em bé được sinh ra. Thuốc chích ngừa giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus cúm. Những kháng thể này được truyền cho thai nhi qua nhau thai. Em bé có mẹ chích ngừa sẽ được bảo vệ khỏi bệnh cúm khi sinh ra, giữ an toàn cho trẻ tránh mắc phải bệnh nặng cho đến khi trẻ có thể chích ngừa khi được 6 tháng tuổi.

Thuốc chích ngừa cúm đã được kiểm chứng nhiều lần trong nhiều năm về tính an toàn trong thời kỳ mang thai. Hàng triệu người mang thai trong những thập kỷ qua đã chích ngừa mà không hề gặp biến chứng nghiêm trọng nào. Các nghiên cứu trên hàng nghìn người đã chích ngừa cúm trước hoặc trong khi mang thai cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ về các dị tật bẩm sinh. Thuốc chích ngừa cúm không gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để chích ngừa?

Những người mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba có thể chích ngừa cúm vào tháng 7 hoặc tháng 8 để có cơ hội bảo vệ em bé tốt nhất sau khi sinh bé trong mùa cúm. Thông thường, tháng 9 và tháng 10 là thời điểm phù hợp để chích ngừa đối với tất cả những người mang thai trong các giai đoạn khác. Cần chích ngừa cúm hàng năm. virus cúm thay đổi nhanh chóng, do đó thuốc chích ngừa được cập nhật hàng năm để đối phó với các chích cúm phổ biến nhất đang lây nhiễm.

Mặc dù có sẵn thuốc chích ngừa dạng xịt mũi nhưng không được khuyến nghị sử dụng cho những người mang thai vì thuốc chích ngừa này chứa virus cúm sống, đã giảm độc lực.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu quý vị mắc cúm và hiện quý vị đang mang thai?

Nếu quý vị đang mang thai hoặc đã sinh con trong vòng 2 tuần qua, hãy đến gặp bác sĩ ngay để tiêm thuốc kháng virus, bất kể quý vị đã chích ngừa cúm hay chưa. Nếu quý vị đã tiếp xúc với người bị cúm, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị cũng có thể khuyến nghị quý vị nên tiêm thuốc kháng virus.

Thuốc kháng virus giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Thuốc có hiệu quả nhất nếu được tiêm trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng, nhưng cũng có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Thông Tin Nhanh

  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ gặp biến chứng do cúm cao hơn những phụ nữ không mang thai. Họ có nhiều khả năng gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và nhiều khả năng phải nhập viện.

  • Cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh cúm là chích ngừa cúm. Dữ liệu thu thập từ hàng triệu phụ nữ trong nhiều năm cho thấy việc chích ngừa cúm an toàn cho người mang thai. Phụ nữ mang thai nên chích ngừa cúm sớm nhất có thể sau khi có thuốc chích ngừa cúm.

  • Chích ngừa cúm không gây ra bệnh cúm. Thuốc chích ngừa được tạo ra từ virus cúm đã bị tiêu diệt hoặc virus cúm đã giảm độc lực. Không có khả năng gây bệnh cúm.

  • Em bé của những người phụ nữ chích ngừa cúm khi mang thai sẽ nhận được kháng thể chống lại bệnh cúm, giúp bảo vệ trẻ cho đến khi trẻ có thể chích ngừa khi được 6 tháng tuổi.

  • Mặc dù chích ngừa cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh cúm, nhưng cũng có các biện pháp phòng ngừa bổ sung bao gồm rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, cũng như tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.  

Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 3 Facts about Flu Vaccination, Treatment and Pregnancy. https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/flu-vaccine-pregnancy.html#:~:text=Getting%20a%20flu%20shot%20can,too%20young%20to%20get%20vaccinated. Accessed June 5, 2023. 

CDC. Flu Vaccine Safety and Pregnancy. https://www.cdc.gov/flu/highrisk/qa_vacpregnant.htm. Accessed June 5, 2023.

Cuningham W, Geard N, Fielding JE, et al. Optimal timing of influenza vaccine during pregnancy: A systematic review and meta-analysis. Influenza Other Respir Viruses. 2019;13(5):438-452.

Holstein R, Dawood FS, O'Halloran A, et al. Characteristics and Outcomes of Hospitalized Pregnant Women With Influenza, 2010 to 2019 : A Repeated Cross-Sectional Study. Ann Intern Med. 2022;175(2):149-158.

Kharbanda EO, Vazquez-Benitez G, Shi WX, et al. Assessing the safety of influenza immunization during pregnancy: the Vaccine Safety Datalink. Am J Obstet Gynecol. 2012;207(3 Suppl):S47-S51.

Moro PL, Broder K, Zheteyeva Y, et al. Adverse events in pregnant women following administration of trivalent inactivated influenza vaccine and live attenuated influenza vaccine in the Vaccine Adverse Event Reporting System, 1990-2009. Am J Obstet Gynecol. 2011;204(2):146.e1-146.e1467. 

Nordin JD, Kharbanda EO, Benitez GV, et al. Maternal safety of trivalent inactivated influenza vaccine in pregnant women. Obstet Gynecol. 2013;121(3):519-525.

Nunes MC, Madhi SA. Influenza vaccination during pregnancy for prevention of influenza confirmed illness in the infants: A systematic review and meta-analysis. Hum Vaccin Immunother. 2018;14(3):758-766.

Quach THT, Mallis NA, Cordero JF. Influenza Vaccine Efficacy and Effectiveness in Pregnant Women: Systematic Review and Meta-analysis. Matern Child Health J. 2020;24(2):229-240.

This translation was supported by the American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) and the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) of the U.S. Department of Health and Human Services (HHS) as a part of a financial assistance award totaling $15,000 with 100 percent funded by ACOG and CDC/HHS. The contents are those of the author(s) and do not necessarily represent the official views of, nor an endorsement, by ACOG, CDC/HHS, or the U.S. Government.